Cà phê được đánh giá là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê ở một số thương nhân còn nhiều vướng mắc. Cùng Công ty cổ phần TOÀN CẦU VÀNG tìm hiểu chi tiết về thủ tục xuất khẩu cà phê cũng như giấy phép xuất khẩu cà phê trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Cà phê Việt nam và nhu cầu xuất khẩu hiện nay
1.1 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt hiện nay
Cà phê là loại thức uống có màu đen, có chứa chất caffein và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Khởi nguồn từ hạt cà phê chín mọng, sau khi thu hoạch, chúng được tách vỏ và phơi khô. Cuối cùng được rang lên tạo nên hương vị cà phê thơm, “kích thích” như cách chúng ta thưởng thức thức uống này hiện nay. Tại Việt Nam, cà phê được trồng chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk…với diện tích lớn. Đông Nam Bộ có diện tích cà phê nhỏ hơn.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong cả năm 2023 đạt 1,61 triệu tấn, tuy có giảm 9,6% so với năm 2022, nhưng do giá xuất khẩu tăng mạnh, nên kim ngạch vẫn tăng 3,1%, đem về mức cao kỷ lục 4,18 tỷ USD;.
Với EU, đây hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất, chiếm hơn 16% thị phần. Với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định EVFTA, cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. Trong đó, sản phẩm được hưởng lợi nhất chính là cà phê chế biến.
Vào thời điểm này, xuất khẩu cà phê Việt Nam vào Nga đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây là lại cơ hội cho cà phê Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ khi giao thương cà phê giữa Nga và EU bị ngừng trệ. Theo các chuyên gia cà phê, để nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA và EVFTA mang lại, doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn Anh và tiêu châu Âu, đồng thời tích cực chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các Tập đoàn phân phối lớn. Đặc biệt, phải chủ động được công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển; sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm của khách hàng của các ngân hàng Anh.
1.2 Cơ hội và thách thức xuất khẩu cà phê hạt
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đưa ra Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023-2024 được dự báo tăng 1,6 triệu bao (5%) lên 31,3 triệu bao do thời tiết thuận lợi. Diện tích sản xuất dự kiến không thay đổi với gần 95% tổng sản lượng vẫn là cà phê robusta..
Song việc “lờ mờ” với thủ tục xuất khẩu cà phê hạt cũng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh những tín hiệu vui, xuất khẩu cà phê năm 2024 sẽ còn phải đối mặt với thách thức như tình trạng thiếu container để xuất khẩu dẫn đến giá cước nhiều khả năng tăng trong thời gian tới. Với các quốc gia xuất khẩu cà phê hạt khác thì Việt Nam sẽ tiếp tục phải cạnh tranh khốc liệt.
1.3 Nhu cầu vận chuyển cà phê đi xuất khẩu hiện nay
Cà phê là cây trồng được trồng phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên nước ta. Đây là loại cây trồng mang lại nguồn thu lớn của nông dân nhờ giá trị sử dụng cao và có khả năng xuất khẩu lớn. Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu cà phê để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương mại ở nước ta hiện nay. Vì vậy, Cà phê không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu giống như là khoáng sản, lâm sản,…
Đây hiện cũng là một trong những mặt hàng có nhu cầu xuất khẩu cao của Việt Nam tại thị trường các nước Châu Âu. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các Doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những thách thức khi chưa nắm rõ thông tin quy trình xuất khẩu của mặt hàng này.
2. Có bắt buộc phải có giấy phép xuất khẩu cà phê không?
Để xác định việc xuất khẩu cà phê có cần giấy phép xuất khẩu cà phê hay không cần căn cứ theo quy định tại Điều 4, 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.”
Mặt khác khi đối chiếu với các phụ lục nêu đính kèm như trên thì cà phê không thuộc nhóm hàng hóa cấm xuất khẩu và cũng không thuộc nhóm xuất khẩu có điều kiện. Vì vậy, có thể khẳng định không bắt buộc phải có giấy phép xuất khẩu cà phê.
Vì vậy, thương nhân làm thủ tục xuất khẩu cà phê thực hiện theo thủ tục xuất khẩu thông thường.
3. Thủ tục xuất khẩu cà phê mới nhất (Cập nhật 2023)
Để làm thủ tục xuất khẩu cà phê bạn cần chuẩn bị hồ sơ khai hải quan được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 8/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC.
+ Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
+ Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
+ Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
+ Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
+ Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ nêu trên nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Sauk hi đủ hồ sơ như vậy thì bên Hải quan có trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn thủ tục cụ thể.
4. Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê, công ty xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi họ có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.
Sẽ xảy ra 2 trường hợp khi bạn xuất khẩu cà phê như sau:
Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:
Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.
Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu. học nguyên lý kế toán ở đâu tại hà nội
Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp. học kế toán thuế miễn phí
Như vậy, thủ tục xuất khẩu cà phê cũng không quá phức tạp nếu bạn hiểu rõ quy trình.
5. Các câu hỏi thường gặp.
Chứng nhận xuất xứ mặt hàng cà phê gồm những gì?
Riêng với mặt hàng cà phê, có form C/O riêng đó là C/O ICO.
C/O form ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO).
Có phải làm kiểm dịch cà phê?
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê, công ty xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi họ có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu rồi mới chạy không kịp.
Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê bao gồm:
> Tờ khai hải quan điện tử: nộp 01 bản chính;
> Commercial invoice.
> Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản).
> Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
> Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua)
Thủ tục hải quan gồm những gì?
Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê hạt tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành.
6. Dịch vụ hỗ trợ thủ tục xuất khẩu cà phê của GOLD WORLDWIDE
Như vậy, qua các nội dung của bài viết thủ tục xuất khẩu cà phê ở phần trên, đã giúp cho Quý bạn đọc hiểu được về thủ tục xuất khẩu cà phê.
Có quá nhiều vấn đề khiến bạn không thể tự mình làm thủ tục xuất khẩu cà phê.
Hãy đến với GOLD WORLDWIDE JSC, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép xuất khẩu, cũng như các thủ tục xuất khẩu cà phê cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục để giúp quý khách thuận lợi trong quá trình hoạt động.
Trên đây là nội dung bài viết thủ tục xuất khẩu cà phê. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thủ tục xuất khẩu cà phê, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0902510905 hoặc qua zalo 090778608 hoặc qua email: info@gww.com.vn để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.